Logo Logo
Server - máy chủ 16-03-2013

Client Server là gì ?

Trong thời gian gần đây, VDO đã nhận được câu hỏi của khá nhiều bạn đọc về khái niệm mạng máy tính là gì, các mô hình mạng máy tính tiêu biểu,… Và hơn cả là câu hỏi mô hình mạng Client Server là gì? Nếu bạn là người hay cập nhật kiến thức công nghệ thì chắc hẳn rất quen thuộc với các khái niệm trên rồi đúng không nào? Cho dù bạn chưa biết cũng không sao cả. Hôm nay VDO sẽ cung cấp đến bạn một số thông tin hữu ích về chủ đề này ngay trong nội dung bài viết dưới đây. Cùng theo dõi nhé!

 Khái niệm mạng máy tính là gì?

Hiểu một cách đơn giản, mạng máy tính là một hệ thống bao gồm nhiều máy tính và các thiết bị mạng được kết nối với nhau bằng đường truyền vật lý theo một kiến trúc mạng nào đó. Nhằm tăng khả năng thu thập thông tin, dữ liệu và chia sẻ tài nguyên đến cho nhiều người dùng trong cùng một thời gian.

[caption id='attachment_5999' align='aligncenter' width='584']Khái niệm mạng máy tính là gì? Khái niệm mạng máy tính là gì?[/caption]

Trên một hệ thống mạng, máy tính có thể đảm nhận một trong 3 vai trò sau:

Máy tính đóng vai trò là máy chủ - Server: Là máy tính có khả năng cung cấp tài nguyên và các dịch vụ đến các máy trạm khác trong hệ thống mạng. Server đóng vai trò hỗ trợ cho các hoạt động trên máy trạm client diễn ra hiệu quả hơn.

Máy tính đóng vai trò là máy trạm – Client: Với vai trò là máy trạm, chúng sẽ không cung cấp tài nguyên đến các máy tính khác mà chỉ sử dụng tài nguyên được cung cấp từ máy chủ. Một client trong mô hình này có thể là một server cho mô hình khác, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của người dùng.

Máy tính đóng vai trò là Peer: Vừa sử dụng tài nguyên từ máy chủ cung cấp, đồng thời cũng cung cấp tài nguyên đến các máy tính khác trong mạng.

Phân loại mạng máy tính và các đặc điểm tiêu biểu

Dựa vào các vai trò máy tính cung cấp cho hệ thống mạng mà chúng được phân chia ra thành 3 loại sau:

  • Mô hình máy khách chủ - Client Server
  • Mô hình mạng ngang hàng – Peer-to-Peer
  • Mô hình mạng lai – Hybrid

Và dưới đây là bảng so sánh chi tiết các mô hình mạng tiêu biểu này

Mô hình mạng / tiêu chí đánh giá Client Server Peer-to-Peer Hybrid
Khả năng bảo mật thông tin và độ an toàn Khả năng bảo mật và an toàn thông tin cao. Có thể điều chỉnh quyền truy cập thông tin. Khả năng bảo mật và an toàn thông tin kém. Phần lớn phụ thuộc vào mức độ quyền được chia sẻ. Khả năng bảo mật và an toàn thông tin cao. Có thể điều chỉnh quyền truy cập thông tin.
Khả năng cài đặt Cài đặt khá khó khăn. Cài dặt dễ dàng. Cài đặt khá khó khăn.
Yêu cầu về phần cứng và phần mềm Bao gồm:+ Máy chủ+ Hệ điều hành+ Phần cứng Chỉ cần ít phần cứng bổ sung. Ngoài ra không cần máy chủ và hệ điều hành như 2 mô hình trên. Bao gồm:+ Máy chủ+ Hệ điều hành+ Phần cứng
Yêu cầu về quản trị mạng Cần phải có quản trị mạng Không cần quản trị mạng Cần phải có quản trị mạng
Có khả năng xử lý và lưu trữ tập trung không? Không Không
Chi phí cài đặt Chi phí cao Chi phí thấp Chi phí thấp

Đó là đặc điểm nổi bật của 3 mô hình mạng cơ bản, trong nội dung bài viết này, VDO sẽ cùng bạn đi vào tìm hiểu về mô hình client server chi tiết nhất.

Mô hình kiến trúc mạng client server là gì?

Mô hình mạng client server là mô hình nổi tiếng trong hệ thống mạng máy tính, và chúng được áp dụng rộng rãi trên hầu hết các trang web hiện có. Với mô hình máy, các máy tính con được đóng vai trò như một máy khách, chúng làm nhiệm vụ gửi yêu cầu đến các máy chủ. Để máy chủ xử lý yêu cầu và trả kết quả về cho máy khách đó.

[caption id='attachment_17663' align='aligncenter' width='1200']Mô hình kiến trúc mạng client server là gì? Mô hình kiến trúc mạng client server là gì?[/caption]

Một mô hình ngược lại với mô hình mạng khách chủ là mô hình master slaver. Trong mô hình này, máy chủ sẽ gửi dữ liệu đến toàn bộ máy khách trong hệ thống mà không cần biết các máy tính con này có cần thông tin hay không.

Thực tế, mô hình khách chủ là sự mở rộng cho việc truyền thông dữ liệu đến các máy tính cá nhân. Mô hình này cho phép chúng ta xây dựng các chương trình khách – chủ một cách dễ dàng và liên lạc với nhau hiệu quả hơn.

>>> Có thể bạn quan tâm: Các dòng máy chủ Dell

Nguyên tắc hoạt động của mô hình Client Server

Trong mô hình này, server chấp nhận tấy cả các yêu cầu hợp lệ từ mọi nơi khác nhau trên mạng, sau đó trả kết quả về máy tính đã gửi yêu cầu.

Máy tính được coi là máy khách khi chúng làm nhiệm vụ gửi yêu cầu đến các máy chủ và đợi câu trả lời được gửi về.

[caption id='attachment_17662' align='aligncenter' width='627']Nguyên tắc hoạt động của mô hình Client Server Nguyên tắc hoạt động của mô hình Client Server[/caption]

Để máy khách và máy chủ có thể giao tiếp được với nhau thì giữa chúng phải có một chuẩn nhất định, và chuẩn đó được gọi là giao thức. Một số giao thức chuẩn được sử dụng rộng rãi hiện nay như TCP/IP, OSI, ISDN, X.25, Lan-to-Lan,.. Khi đó, nếu máy khách muốn lấy được thông tin từ máy chủ, chúng phải tuân theo một giao thức mà máy chủ đó đưa ra. Nếu yêu cầu đó được chấp nhận thì máy chủ sẽ thu thập thông tin và trả về kết quả cho máy khách yêu cầu. Bởi thông thường, server luôn trong trạng thái sẵn sàng nhận yêu cầu từ các client, nên chỉ cần client gửi tín hiệu và chấp nhận yêu cầu là server sẽ trả về kết quả trong thời gian ngắn nhất có thể.

Ưu nhược điểm của mô hình client server

Nhờ sự xuất hiện của mô hình client server giúp chúng ta có thể làm việc trên bất kì một máy tính nào có hỗ trợ giao thức truyền thông. Giao thức chuẩn này cũng giúp các nhà sản xuất tích hợp lên nhiều sản phẩm khác nhau mà không gặp phải khó khăn gì.

Có thể có nhiều chương server cùng làm một dịch vụ, chúng có thể nằm trên nhiều máy tính hoặc một máy tính.

Mô hình Client server chỉ mang đặc điểm của phần mềm mà không hề liên quan đến phần cứng, ngoài yêu cầu duy nhất là server phải có cấu hình cao hơn các client.

Client server hỗ trợ người dùng nhiều dịch vụ đa dạng và sự tiện dụng bởi khả năng truy cập từ xa mà các mô hình cũ không có được.

Mô hình mạng khách chủ cung cấp một nền tảng lý tưởng, cho phép cung cấp tích hợp các kỹ thuật hiện đại như mô hình thiết kế hướng đối tượng, hệ chuyên gia, hệ thông tin địa lý (GIS).

Nhược điểm của mô hình client- server: Do phải trao đổi dữ liệu giữa 2 máy tính khác nhau ở 2 khu vực địa lý cách xa nhau, nên vấn đề bảo mật dữ liệu thông tin đôi khi còn chưa được an toàn lắm. Đây là nhược điểm duy nhất của mô hình này.

Với những ưu nhược điểm trên, bạn đã biết vì sao nhiều người dùng đã tin tưởng và sử dụng mô hình mạng khách chủ - Client server chưa? Với các mô hình Client server khác như mô hình client server trong java, mô hình client server trong php, mô hình client server trong c#,…cũng vậy, sự xuất hiện của máy khách – máy chủ là thiết yếu, không thể thiếu.

Bạn có tin rằng mình hoàn toàn có thể Thuê server giá rẻ để xây dựng mô hình client server hoàn chỉnh hay không? Không thử sao biết! VDO luôn sẵn sàng tư vấn, giúp đỡ bạn ngay khi có yêu cầu!

>>> Các từ khóa liên quan: mô hình mạng client server - mạng client server - kiến trúc client server - ác mô hình client server - nhược điểm của mô hình client- server - tìm hiểu về mô hình client server - mô hình client server trong java - mô hình client server trong php - mô hình client server trong c# - mô hình mạng khách chủ

 

Chia sẻ bài viết

Bình luận

( 0 bình luận )
Không có bình luận nào

Bình luận của bạn

Tin tức liên quan