Logo Logo
Kiến thức máy chủ 24-07-2017

Cấu hình mail server nên nhớ các giao thức như thế nào ?

Email đã trở thành một trong những công cụ không thể thiếu trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, chúng còn đặc biệt quan trọng với những doanh nghiệp , giúp họ giải quyết công việc Online một cách dễ dàng. Vậy trong một doanh nghiệp, email làm sao để được bảo mật, hay nói cách khác, Cấu hình mail server nên nhớ các giao thức như thế nào?

Ngày nay, thư điện tử (email) là 1 công cụ vô cùng hữu ích và thiết thực trong đời sống hàng ngày cũng như công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó tên miền thư điện tử cũng là đại diện thương hiệu cho 1 doanh nghiệp, 1 tổ chức, thể hiện sự chuyên nghiệp và tôn trọng khách hàng thay vì 1 địa chỉ mail cá nhân. Do đó việc xây dựng một hệ thống thư điện tử với tên miền riêng là rất quan trọng đối với 1 công ty, doanh nghiệp. Với hệ thống này nhà quản trị có thể tự quản lý các địa chỉ mail, truyền thông nội bộ vô cùng hiệu quả và an toàn bảo mật.

Hệ thống thư điện tử Email server sẽ giải quyết được các vấn đề như mail bị virus, spam, bị đưa vào blacklist, không check được webmail, check online/offline, không thể kiểm soát nội dung…

Cấu hình mail server nên nhớ các giao thức như thế nào ?

  • Simple Mail Transfer Protocol  (SMTP): Đây là giao thức phân phát trong cấu hình mail server , nhiệm vụ của SMTP là chuyển từ hệ thống mạng này sang hệ thống mạng khác từ trong hệ thống mạng nội bộ. SMTP chịu trách nhiệm phân phát mail từ đầu đến cuối. Việc phân phát thông tin yêu cầu hai hệ thống phải đầy đủ thông tin, nếu thiếu 1 trong hai hệ thống này thì DNS chuyển giao thông tin sẽ thông báo tới máy chủ mail. Sau đó giao thức POP chuyển từ Server tới máy trạm khi có kết nối trở lại.
  • Post office Protocol  (POP): Đây là giao thức truy cập và lưu trữ thư cho người dùng. Thông thường có hai phiê bản của POP được sử dụng rộng rãi đó là POP2 và POP3. Đây có nhiệm vụ cơ bản là kiểm tra tân đăng nhập (tên truy cập) và password của user.
  • Internet Message Access Protocol  (IMAP): Đây là giao thức hỗ trợ việc lưu trữ và truy xuất hộp thư của người dùng thông qua IMAP để truy cập hộp thư từ mạng nội bộ hoặc mạng internet. Ở đây phải tương thích với các chuẩn trong hệ thống của nó.
  • Multipurpose Internet Mail  Extensions  (MIME): Đây là giao thức kết hợp nhiều loại dữ liệu vào một thông điệp là những hình ảnh, MP3 … duy nhất thông qua internet.
Trong phần này chúng ta sẽ bàn vào vấn đề đó là : Mail Server là gì
  1. Mail Server  là nơi chứa tất cả mailbox của người dùng.
  2.  Mail Server nhận mail từ mail Client gửi đến và đưa vào  chế độ chờ để gửi đến Mail Host.
  3.  Mail Server nhận mail từ Mail Host gửi đến và đưa vào box của người dùng.
  4. Người dùng sử dụng  Network File System ( NFS )để truy cập thư mục chứa mailbox trên Mail Server để đọc.
  5. Nếu NFS không được hỗ trợ thì người dùng phải login vào Mail Server để nhận thư.
  6. Trong trường hợp Mail Client hỗ trợ POP/IMAP và trên Mail Server cũng hỗ trợ POP/IMAP thì người dùng có thể đọc thư bằng POP/IMAP.
  7. Việc thiết lập và cấu hình mail server hay một giải pháp mail server  để thỏa mãn và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và tránh những sự cố về sau là điều không dễ, đòi hỏi phải có 1 kinh nghiệm cao hơn biết nhiều về mặt kỹ thuật và kinh nghiệm cụ thể thì sẽ cấu hình cho các bạn nhanh chóng, tiết kiệm tiền và không bị lỗi sau khi tiến hành.
Qua bài viết này, bạn đã biết Cấu hình mail server nên nhớ các giao thức như thế nào chưa? Đừng quên theo dõi chúng tôi trong những bài viết tiếp theo để cập nhật thêm những thông tin hữu ích nhé!
>>> Có thể bạn quan tâm: Thuê máy chủ ảo làm email server có được không?
 

Chia sẻ bài viết

Bình luận

( 0 bình luận )
Không có bình luận nào

Bình luận của bạn

Tin tức liên quan