Logo Logo
Trung tâm dữ liệu 06-12-2016

Facebook tiếp tục dẫn đầu công cuộc hạ thấp giá thành các thiết bị trung tâm dữ liệu

Facebook tiếp tục dẫn đầu công cuộc hạ thấp giá thành các thiết bị trung tâm dữ liệu khi tiếp tục cho ra lò một sáng kiến về hệ thống mạng máy tính mới có khả năng “phá đảo” ngành công nghiệp trị giá 41 tỷ USD này

Điều đặc biệt là gã khổng lồ mạng xã hội sẽ một lần nữa chia sẻ miễn phí phát kiến tuyệt vời này với thế giới dưới dạng mã nguồn mở - thứ khiến nhiều ông lớn trong ngành bắt đầu phải hốt hoảng.

[caption id='attachment_9548' align='aligncenter' width='640'] Facebook tiếp tục dẫn đầu công cuộc hạ thấp giá thành các thiết bị trung tâm dữ liệu[/caption]
 

Phát kiến mới được tung ra hôm thứ ba vừa qua có tên “Backpack” – thiết bị switch thế hệ 2, phiên bản kế nhiệm của thiết bị 6-pack mà Facebook cho ra mắt vào năm ngoái (cũng từng khiến những ông lớn như Cisco và Juniper vô cùng lo lắng).

Sự khác biệt ở Backpack chính là tốc độ cao hơn.

Nếu như 6-pack là thiết bị switch 40G (chỉ có thể truyền phát lưu lượng dữ liệu 40 Gigabit Ethernet trong một mạng dữ liệu) thì Backpack lại là một switch quang học 100G với tốc độ cao hơn 6-pack 2,5 lần. Thay vì dùng cáp đồng truyền thống, Backpack sử dụng cáp quang để truyền tải dữ liệu.

Backpack cũng là một thiết bị hoàn hảo đi kèm với chiếc switch mang tên Wedge 100 mà Facebook giới thiệu vào mùa xuân năm ngoái. Wedge 100 là thiết bị switch ToR (top of rack) kết nối các rack máy chủ vào một mạng máy tính chung. Backpack sau đó sẽ kết nối tất cả các switch Wedge 100 lại với nhau. Thuật ngữ trong ngành gọi đây là “network fabric”.

Facebook đang nỗ lực tự thiết kế riêng cho mình một trung tâm dữ liệu đầy đủ 100G và hai thiết bị switch mới chính là một phần quan trọng trong kế hoạch này.

Bắt đầu mở bán vào 2017

Có hai yếu tố đáng chú ý về thiết bị switch mới này. Đầu tiên, Facebook đã đưa nó vào dự án Open Compute (OCP) từng được nhiều công ty công nghệ theo đuổi như một giáo phái mới chỉ một vài năm sau khi tiến hành.

Qua việc cung cấp cấu trúc phần cứng nguồn mở, OCP đã cho phép các kỹ sư được tự do đảm nhận các dự án thiết kế phần cứng và cộng tác với nhau cùng hoàn thiện chúng.

OCP tung ra các bản thiết kế rack, server, ổ lưu trữ cũng như nhiều thiết bị phần cứng khác dưới dạng nguồn mở. Với những tài nguyên mới này, OCP đã khuyến khích một làn sóng các kỹ sư cùng các công ty Internet, chẳng hạn như mạng xã hội việc làm LinkedIn, tự xây dựng cho mình các thiết bị trung tâm dữ liệu riêng mà không còn phụ thuộc vào những bên cung cấp như Cisco nữa.

Trong trường hợp về chiếc switch của mình, Facebook đã tiến được những bước dài trong việc chuyển giao chúng cho Accton, nhà sản xuất theo đơn đặt hàng của mình. Accton có thể sản xuất hàng loạt các thiết bị phần cứng như vậy để bất cứ ai cũng có thể mua.

Ngoài ra, Facebook còn mở mã nguồn phần mềm chạy switch và hợp tác với một số startup về mạng máy tính để đưa các sản phẩm phần mềm của họ lên những chiếc switch này.

Theo lời Omar Baldonado, một thành viên trong nhóm kỹ sư của Facebook thì công ty dự kiến sẽ thực hiện tất cả những điều này cho chiếc Backpack: “Chúng tôi dự kiến sẽ đi tiếp chặng đường này. Năm 2017, mọi người sẽ có thể dễ dàng mua được Backpack. Chúng tôi cũng đang làm việc với các nhà phát triển phầm mềm. Đây cũng chính là lý do mà chúng tôi vẫn liên tục đóng góp cho OCP.”

Công nghệ đột phá

Để tạo ra Backpack, Facebook đã phải làm việc với các nhà sản xuất chip và vật liệu quang để thực hiện những điều chưa từng có tiền lệ trong quá khứ: Thiết kế nên những loại chip và cáp quang đặc biệt có thể tiết giảm giá thành của những thiết bị switch trong tương lai.

Switch quang học trên thị trường hiện nay đều không mấy khi được sử dụng trong các trung tâm dự liệu để kết nối các máy chủ lại với nhau. Chúng thường được dùng trong “Backplane”, phần mạng máy tính trải dài giữa các trung tâm dữ liệu hoặc giữa các thành phố với nhau.

Và cũng chính bởi chúng được nhắm dùng cho các mạng máy tính phạm vi lớn nên những switch này cũng thường tiêu tốn nhiều điện năng, sinh ra nhiều nhiệt và có giá thành đắt đỏ.

Facebook đã giúp thiết kế ra một loại switch tiêu tốn ít điện năng hơn và cũng sản sinh ra ít nhiệt hơn, có thể vận hành ở mức khoảng 55 độ C – điều chưa từng có trong lịch sử. Nhiều nhân vật trong ngành thậm chí còn nhận định rằng thiết bị switch 100G này của Facebook thật sự tuyệt vời đến mức kinh ngạc.

Để tiết giảm chi phí, cũng giống như các switch khác của dự án OCP, loại switch này được thiết kế ở dạng module cho phép bạn tháo rời và tráo đổi từng bộ phận hay dùng những loại chip, mạng và phần mềm khác nhau.

Cựu kỹ sư của dự án OCP Yuval Bachar (hiện đang làm việc tại LinkedIn) khẳng định giá thành các mạng như vậy sẽ chỉ ở mức 1 USD/GB. Mục tiêu đó hiện vẫn chưa đạt được, thế nhưng Facebook đang nỗ lực hạ thấp giá thành các thiết bị switch và phần cứng khác. Trong trường hợp này, ngay cả khi các switch còn khá đắt thì so ra chúng vẫn tốn ít chi phí vận hành hơn so với trước đây.

Facebook đang dẫn đầu công cuộc hạ thấp giá thành các thiết bị trung tâm dữ liệu như vậy. Một ngày nào đó, tất cả chúng ta sẽ đều sử dụng mạng xã hội để liên lạc với bạn bè qua môi trường thực tế ảo hay live-stream video. Với công nghệ này, chúng ta sẽ sớm được đắm mình trong những trải nghiệm tương tác 360 độ qua các hệ thống mạng máy tính tốc độ cao và vận hành hiệu quả hơn

Tham khảo BI/ Genk.vn

>> Xem thêm : Thuê chỗ đặt máy chủ - Máy chủ ảo giá rẻ

Chia sẻ bài viết

Bình luận

( 0 bình luận )
Không có bình luận nào

Bình luận của bạn

Tin tức liên quan