Logo Logo
General News 07-06-2014

Nhân lực CNTT Việt Nam: Thiếu hơn 400 nhân lực vào năm 2021

Mặc dù nền kinh tế ảm đạm trong suốt những năm trở lại đây đã đẩy nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp sụt giảm nghiêm trọng, thế nhưng vẫn tồn tại những nhóm ngành cung không đủ cầu. Trong đó có ngành công nghệ thông tin (CNTT): Nhân lực CNTT Việt Nam: Thiếu hơn 400 nhân lực vào năm 2021Thiếu và yếu. Đó là nhận định được nhiều đại diện, chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin đưa ra tại Hội thảo về nhu cầu và kế hoạch tổng thể phát triển nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam.Chất lượng yếu, số lượng người làm việc được hạn chế, nguồn nhân lực CNTT tại Việt Nam vẫn là điều trăn trở cho những người đang hoạt động trong ngành này.Chất lượng yếu và thiếuTại hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực CNTT: Chuẩn hóa kĩ năng nhân lực CNTT” do Bộ TT&TT tổ chức tại TP.HCM ngày 6/6, đại diện các cơ quan Nhà nước và các hiệp hội cũng như doanh nghiệp đều bày tỏ sự băn khoăn về nguồn nhân lực CNTT tại Việt Nam.Ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Tin học TP.Hà Nội (HCA) cũng cho biết, những khảo sát của HCA được thực hiện tại các doanh nghiệp IT, sử dụng IT (khối dịch vụ Tài chính), doanh nghiệp đào tạo CNTT cũng cho thấy, mặc dù được phân tích, mổ xẻ rất nhiều nhưng những khó khăn về nguồn nhân lực vẫn chưa được giải quyết. Doanh nghiệp rất khó tuyển dụng khi đa số nguồn nhân lực được đào tạo đều thiếu kinh nghiệm, thiếu kĩ năng mềm, thiếu kiến thức chuyên môn và trình độ ngoại ngữ kém. Đặc biệt ở khối quản lí khi tuyển dụng tại các doanh nghiệp, tỉ lệ thiếu kĩ năng mềm lên tới 47,69%, còn ở chuyên viên phần mềm thì tỉ lệ thiếu kinh nghiệm, thiếu kĩ năng mềm và yếu ngoại ngữ đều trên 40%.Ông Tô Hồng Nam, đại diện Vụ CNTT, Bộ TT&TT, trong báo cáo của mình tại hội thảo cho biết, nguồn nhân lực CNTT tại Việt Nam hiện nay có số lượng rất hạn chế. Dự kiến đến năm 2020 nhu cầu về nguồn nhân lực CNTT lên tới 600.000 người nhưng hiện chỉ có 2/3 số trường Đại học (trong số 400 trường) có đào tạo ngành này và đáp ứng được hơn 60% nhu cầu. Việc tìm kiếm nguồn lao động chất lượng cao rất khó, điển hình như Tập đoàn Samsung, họ cần 2000 nhân lực công nghệ cao làm việc tại nhà máy nhưng vẫn chưa thể tìm được.Bên cạnh việc số lượng hạn chế, về chất lượng nguồn nhân lực ông Tô Hồng Nam cũng nhận xét là rất yếu, cụ thể như khối xã, phường tại Hà Nội chỉ có 23,6% đơn vị có nhân lực CNTT đạt trung bình trở lên, Hay Global Cybersoft hàng năm phỏng vấn 20 - 25% nhân lực CNTT nhưng chỉ 10% đáp ứng được yêu cầu; năng suất một nhân lực phần mềm tại Việt Nam hàng năm làm ra chỉ 13.000 USD bằng 40% của Ấn Độ và 65% của Trung Quốc.Nguyên nhân của sự yếu kém trên theo ông Nam là do công tác đào tạo không có chuẩn đầu ra chung, mỗi cơ sở đào tạo theo giáo trình khác nhau, chứng chỉ cũng khác nhau gây khó khăn cho người sử dụng lao động (phải kiểm tra, đào tạo lại…).Ông Lê Văn Hoàng, Phó Giám đốc Sở TT&TT TP Hà Nội cũng chỉ ra nguyên nhân của việc nguồn nhân lực CNTT yếu và thiếu như trên. Theo ông, công tác đào tạo hiện nay chưa thể yên tâm về chất lượng, chưa đáp ứng nhu cầu làm việc ngay tại các đơn vị tuyển dụng; Chương trình đào tạo còn tản mạn, chưa tập trung đến những nhu cầu cấp thiết của xã hội; Đào tạo chưa theo sát nhu cầu thực tế, giáo trình chưa cập nhật kịp thời với sự thay đổi và phát triển nền khoa học, công nghệ trên thế giới; Đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường; Chưa hỗ trợ xác đáng cho sinh viên trongviệc định hướng nghề nghiệp, có được cơ hội thực tế, nâng cao trình độ theo sát sự phát triển công nghệ...Cần có chuẩn kĩ năng về CNTTTrước tình trạng về nhân lực CNTT nêu trên, ông Tô Hồng Nam, đại diện Vụ CNTT cho rằng, cần một tiếng nói chung trong thị trường nhân lực CNTT, cần một “thước đo” phẩm chất nhân lực được các bên tham gia thị trường nhân lực CNTT sử dụng đơn vị sử dụng lao động, cơ sở đào tạo, người lao động và cơ quan quản lí Nhà nước. Chính vì thế việc xây dựng chuẩn kĩ năng CNTT tại Việt Nam là điều cấp thiết và nhằm cải thiện chất lượng nguồn nhân lực CNTT hiện nay, tránh tình trạng nguồn nhân lực được đào tạo ra nhiều, nhưng lại không đáp ứng nhu cầu và không được sử dụng lại trở thành thiếu.Đồng quan điểm, ông Hoàng Anh Tuấn, Phó chủ tịch HCA cũng cho rằng, việc chuẩn hóa nguồn nhân lực CNTT hiện nay là điều cấp thiết. Việc chuẩn hóa sẽ giúp doanh nghiệp không còn khó khăn trong công tác tuyển dụng, người học cũng định hướng được nghề nghiệp của mình rõ hơn và các đơn vị đào tạo cũng định hướng, thiết kế được những khung đào tạo theo nhu cầu thị trường.Chuẩn kĩ năng CNTT là một ma trận kiến thức và kĩ năng mà người lao động cần có để đảm đương một công việc cụ thể trong mô hình hoạt động của cơ quan sử dụng nhân lực và xuất phát từ nhu cầu của người sử dụng lao động.Chuẩn kĩ năng có tính mở, được mô tả bởi tên, nhiệm vụ mà người làm việc ở vị trí tương ứng phải thực hiện được, kiến thức và kĩ năng cần có để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ.Chuẩn kĩ năng CNTT này sẽ được đề xuất cho 18 nghề CNTT chuyên nghiệp, ngoại trừ một số ngành nghề bắt buộc phải có, hay bắt buộc trong cơ quan Nhà nước như quy định chức danh CNTT, nó có thể được dùng để cho các đơn vị khác bên ngoài tham khảo.Chưa có lời giải cho bài toán nhân lực trong ngành CNTTThực tế cho thấy, thị trường nhân lực CNTT đang thiếu hụt nghiêm trọng.Hiện, cả nước có 271 cơ sở đào tạo CNTT. Thậm chí, ngay cả dựa theo chỉ tiêu tuyển sinh với quy mô đào tạo tăng 10% mỗi năm, Bộ TT&TT vẫn dự báo nguy cơ thiếu nhân lực CNTT trầm trọng trong những năm tới. Trong khi đó, số thí sinh dự thi vào ngành này đang có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây.Nguồn nhân lực CNTT- TT cần được đào tạo bài bảnTheo ông Phạm Tiến Đức, Phó tổng giám đốc công ty FPT Software thì từ nay đến năm 2020, nhu cầu tuyển nhân sự ngành CNTT-TT tại các doanh nghiệp sẽ tăng lên nhanh chóng. Ông Đức cũng đưa ra dẫn chứng về nhu cầu tuyển nhân sự tại chính FPT Software.Xét trong năm 2010, công ty này đang có trong tay 3120 nhân sự được đào tạo bài bản về CNTT-TT nhưng đến năm 2020, nhu cầu của FPT Software về nhân lực ngành CNTT-TT theo ước tính có thể lên tới con số 50106 người. Với nhu cầu gia tăng mỗi năm từ 30%-40%, rõ ràng ngành CNTT-TT đang rất cần tăng thêm cả về chất và lượng tại những cơ sở đào tạo.Trong khi đó, ông Nguyễn Thượng Hải, Giám đốc phụ trách giáo dục của Intel tại Việt Nam tỏ ra rất tán đồng với quan điểm này. Ông Hải cũng cho biết thêm hiện nay nhu cầu tuyển nhân sự ngành CNTT-TT của Intel tại Việt Nam là rất lớn. Vào những giai đoạn sản xuất cao điểm, số nhân sự cần tuyển có thể lên tới xấp xỉ 4000 người. Đối tượng chủ yếu của Intel vẫn luôn là sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề. Do vậy, chất lượng đào tạo của ngành CNTT-TT là hết sức quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp.Theo ông Phan Phương Đạt thì trước mắt, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề trên toàn quốc cần phải tăng thêm số lượng sinh viên ngành CNTT-TT. Ngoài ra thì với việc 80% sinh viên hiện nay đều ra trường vào mùa hè sẽ có thể gây khan hiếm nguồn lực vào những thời điểm khác trong năm. Ông Đạt đề xuất các trường đào tạo có thể tự chủ hơn trong việc quyết định thời điểm tốt nghiệp của sinh viên ngành CNTT-TT nhằm giúp doanh nghiệp có thể có nhiều hơn những cơ hội tuyển dụng.Trong khi đó, tiến sỹ Trần Lương Sơn của công ty Vietsoftware thì cho rằng Bộ TT-TT cần xây dựng chiến lược quốc gia 10 năm về phát triển nhân lực ngành CNTT-TT và đây sẽ là một phần rất quan trọng trong quá trình thực hiện đề án sớm đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT-TT.Ông Hải cũng cho rằng các chương trình đào tạo cử nhân kỹ thuật ngành CNTT-TT cần phải có thêm nhiều phần thực hành. Các trường đào tạo cũng cần phải tăng cường phương pháp học tập chủ động (Active learning) nhiều hơn với sinh viên. Ngoài ra thì nhiều giáo trình CNTT-TT tại Việt Nam cũng cần liên tục cập nhật, đổi mới để theo kịp các nước tiên tiến phát triển trên thế giới.Ông Nguyễn Quốc Bình, tổng giám đốc công ty Hanel đưa ra ý tưởng về việc các cơ sở đào tạo CNTT-TT cần tiến hành triển khai mô hình đào tạo tập trung đối với sinh viên nhằm nâng cao chất lượng. Ngoài ra thì những mô hình kiểu như công viên phần mềm Quang Trung cũng cần sớm được triển khai 

Comments

( 0 comments )
No comments yet

Your comments

Similar Posts