Logo Logo
Phone - Computer 15-03-2016

Đánh giá chi tiết về bộ nguồn máy tính Cooler Master V550

Bộ nguồn máy tính Cooler Master V550 có thiết kế nhỏ gọn, đạt chất lượng cao của Nhật, nhờ ứng dụng thiết kế mạch 3D, Cooler Master đã giúp V550 tiết kiệm đáng kể không gian thay vì những kiểu PSU truyền thống trước đây

danh-gia-chi-tiet-ve-bo-nguon-may-tinh-cooler-master-v550

V550 hiện được xem là đại diện khá hấp dẫn trong dòng sản phẩm nguồn máy tính V-Series mà hãng Cooler Master vừa bán ra thị trường Việt Nam.

Tuy chỉ hỗ trợ mức công suất gần như khiêm tốn nhất so với những người anh em khác của dòng PSU V-Series, nhưng so với mẫu nguồn máy tính V550S từng giới thiệu thì Cooler Master V550 mang trên mình nhiều đặc điểm nâng cấp đáng chú ý.

Cooler Master V550.

Thay đổi dễ nhận thấy nhất trên mẫu PSU thế hệ mới Cooler Master V550 chính là toàn bộ dây cáp được thiết kế có thể tháo rời (modular), kể cả đường nguồn chính 24 chân dành cho mainboard. Không chỉ vậy, trong 'bộ áo' chuẩn ATX với chiều dài chỉ ở mức 140mm nên Cooler Master V550 (nguồn ATX thông thường có chiều dài 180mm) thực tế trông rất gọn gàng.

Với ngoại hình này, Cooler Master V550 có thể vừa vặn cho cả những thùng máy có thiết kế nhỏ gọn.

Chưa hết, dù có thể tích nhỏ hơn hẳn những mẫu nguồn ATX thông thường, song Cooler Master V550 vẫn được đảm bảo có hiệu suất cao (đạt tiêu chuẩn 80 PLUS Gold) và quan trọng hơn hết chính là khả năng vận hành ổn định ngay cả khi phát huy hết sức mạnh nhưng vẫn không hề nóng.

Để đảm bảo được điều này, Cooler Master đã khéo léo trang bị cho V550 quạt tản nhiệt vốn dùng chính công nghệ bạc đạn Loop Dynamic Bearing có thể cho tuổi thọ quạt lên đến 160.000 giờ hoạt động.

Chủng loại và số lượng đầu cáp nguồn được ghi chi tiết trên thùng. (click vào ảnh để phóng lớn)

Về mặt công nghệ, Cooler Master V550 lẽ đương nhiên được ứng dụng thiết kế bo mạch dạng 3D giúp tối ưu hiệu suất và cải thiện hiệu năng tản nhiệt. Cooler Master V550 lẽ đương nhiên cũng hỗ trợ đầy đủ các công nghệ giúp đảm bảo an toàn cho chính thiết bị cũng như các thiết bị được cấp nguồn như OVP/UVP/OPP/OTP/OCP/SCP.

Tiếp xúc thực tế cho thấy toàn bộ tụ điện mà Cooler Master V550 sử dụng đều là loại đạt chất lượng cao của Nhật. Quạt tản nhiệt trang bị kèm cũng được thiết kế chống gió xoáy ngược cuốn bụi vào trong PSU cũng như hạn chế thổi gió thẳng vào linh kiện.

Thiết kế mạch 3D của Cooler Master V550.

Nhờ ứng dụng thiết kế mạch 3D, Cooler Master đã giúp V550 tiết kiệm đáng kể không gian thay vì những kiểu PSU truyền thống trước đây.

Thử nghiệm thực tế với hệ thống máy tính chạy bộ xử lý Intel Core i7-6700K, RAM Panram DDR4 4GB (2.400Hz)x4, ổ SSD Panram Velocity 240GB, VGA Palit GeForce GTX-750Ti Storm Dual cho thấy Cooler Master V550 vận hành êm ái cả khi phải tải những game nặng về đồ họa ở độ phân giải 1080p.

Tựa như những bộ nguồn máy tính từng ghé thăm Test Lab, Cooler Master V550 cũng phải trải qua các bước kiểm tra hiệu suất với các mức tải từ thấp, trung bình cho đến cao.

Trong hầu hết phép thử, Cooler Master V550 nhìn chung đều cho hiệu suất tốt như mong đợi dù Test Lab cố tình ép thiết bị chạy hết phần công lực cũng như khi PSU ở chế độ idle. Có thể khẳng định, hiệu suất của Cooler Master V550 thực sự xứng đáng với chứng nhận 80 PLUS Gold. Đo kiểm thực tế cho thấy đường +12V của Cooler Master V550 có mức ổn định cao gần như ở mọi mức tải và sai số luôn nằm trong phạm vi cho phép 1,5%. Không chỉ vậy, Cooler Master V550 cũng dễ dàng vượt qua phép thử “độ sạch” tại Test Lab khi hầu hết mọi đường output trên bộ nguồn này đều có mức gợn điện áp (ripple) khá ổn.

Nhìn chung, Cooler Master V550 có hiệu suất cao, ngoại hình gọn gàng, nhưng vẫn đảm bảo khả năng vận hành êm ái rất thích hợp cho những không gian giải trí hạn chế về diện tích và tôn trọng sự yên tĩnh.

Cooler Master V550 được đánh giá cao thiết kế dạng modular cho toàn bộ dây cáp trên Cooler Master V550 so với những mẫu PSU VS Series từng giới thiệu. Có thể khẳng định, Cooler Master V550 là một lựa chọn hoàn toàn xứng đáng với tầm giá và tin cậy cho một hệ thống máy tính cấu thành từ những thành phần phần cứng giá trị

 

Comments

( 0 comments )
No comments yet

Your comments

Similar Posts