Logo Logo
Server Knowledge 25-02-2017

Cuộc đối đầu của 5 ông lớn tới từ Mỹ và Nhật Bản trong thị trường máy chủ

Những năm gần đây thị trường máy chủ server phát triển mạnh, có nhiều biến động lớn, tuy nhiên về cơ bản trong thị trường máy chủ thì vẫn là cuộc đối đâu của 5 ông lớn tới từ Mỹ và Nhật Bản

Fujitsu

[caption id='attachment_10398' align='aligncenter' width='670']Cuộc đối đầu của 5 ông lớn tới từ Mỹ và Nhật Bản trong thị trường máy chủ Cuộc đối đầu của 5 ông lớn tới từ Mỹ và Nhật Bản trong thị trường máy chủ[/caption]

Được thành lập năm 1935, có thể nói Fujitsu là một trong hai công ty công nghệ lâu đời nhất thế giới bên cạnh IBM của Mỹ. Có trụ sở chính đặt tại Tokyo và hàng loạt trung tâm nghiên cứu phát triển tại Châu Âu và Mỹ, Fujitsu hiện là công ty công nghệ số 1 Nhật Bản với thế mạnh là máy chủ, siêu máy tính và các thiết bị lưu trữ tân tiến. Bên cạnh đó, Fujitsu còn cung cấp các dịch vụ, giải pháp công nghệ mới phục vụ an sinh xã hội như điện toán đám mây, dữ liệu lớn, chính phủ điện tử, thành phố thông minh, hay các công nghệ về viễn thông, y tế, … trên nền tảng IoT. Hãng cũng thương mại nhiều sản phẩm dân dụng như máy tính cá nhân, điện thoại di động, máy tính xách tay, linh phụ kiện điện tử.

Fujitsu đặc biệt đề cao tinh thần truyền thống Nhật Bản trong những sản phẩm CNTT của hãng, vốn được sản xuất trong các nhà máy ở Nhật hoặc Đức, và đang từng bước bắt nhịp với nhu cầu thị trường. Trong năm 2015, Fujitsu đạt doanh thu 45,1 tỷ USD, với tổng tài sản trị giá 26,8 tỷ USD và vốn hóa thị trường đạt 10,9 tỷ USD, là một trong những công ty chủ đạo trong tiến trình đưa Nhật Bản hướng tới cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư - Industry 4.0.

Ở mảng máy chủ, Fujitsu hiện dẫn đầu tại thị trường quốc nội với 21% thị phần. Trong khi đó, trên toàn cầu hãng đang chiếm khoảng 3% tổng doanh thu thị trường, đứng thứ 5 thế giới. Mũi nhọn của Fujitsu là các máy chủ x86, Mainframe hay UNIX, trong đó dòng sản phẩm chủ lực là máy chủ siêu ứng dụng PRIMEQUEST (máy chủ đặc thù chạy các ứng dụng tối quan trọng 24/7). Hãng còn được biết đến trong lĩnh vực xác thực và bảo mật với công nghệ sinh trắc học độc quyền PalmSecure™.

>> Giảm 50% cước phí thuê máy chủ ảo tại Vdo.vn

Cisco

Được thành lập năm 1984 bởi hai chuyên gia máy tính với sản phẩm đầu tiên là các bộ định tuyến (Router) dùng trong công nghệ mạng. Đến 1990, Cisobắt đầu có tiếng trên thị trường. Dần dần Cisco đã trở thành một trong những nhà tiên phong phát triển giải sản phẩm mạng phục vụ cho giao thức kết nối TCP/IP cũng như đặt nền tảng cho mạng Internet ngày nay.

Với sự phát triển đột phá của công nghệ Internet, nhu cầu về các sản phẩm của Cisco bùng nổ và tập đoàn này nhanh chóng trở thành tên tuổi lớn trên toàn cầu tính trên cả các giải sản phẩm có dây, không dây hay các thiết bị giao tiếp vị nhân sinh. Đến năm 1997, Cisco lần đầu tiên lọt vào bảng xếp hạng danh sách 500 công ty lớn nhất Hoa Kỳ tính theo tổng doanh thu.

Được biết đến nhiều hơn ở mảng cung cấp các thiết bị và giải pháp mạng nhưng Cisco cũng cho thấy những bước tiến mạnh mẽ trên thị trường máy chủ. Hãng hiện đang nắm giữ khoảng 6% thị phần máy chủ toàn cầu, đứng thứ 4 thế giới. Thế mạnh của Ciso là các sản phẩm máy chủ UCS trải dài từ dạng máy chủ mô đun, máy chủ phiến, máy chủ Rack với khả năng đáp ứng cao, kích thước nhỏ gọn, tiết kiệm năng lượng hiệu quả.

Mặc dù là một tân binh, Cisco hiện nổi lên như một thế lực mới sẵn sàng đe dọa các hãng khác nếu họ lơi lỏng trong việc chiếm giữ thị trường. Điều này đã được chứng minh  qua kết quả kinh doanh ấn tượng của Cisco trong vài năm gần đây.

IBM

Là một trong những công ty công nghệ đầu tiên trên thế giới, IBM luôn là đầu tàu tiên phong định dạng cũng như thương mại hóa những xu hướng công nghệ cho tương lai. IBM làm mưa làm gió trong thị trường máy tính trên toàn thế giới những năm từ 1960 đến 1980 trước khi có cuộc cải tổ lớn nhất bắt đầu vào năm 1993. Dù đã chính thức bán lại mảng máy chủ x86 (dòng máy chủ phổ thông System x của IBM) cho Lenovo vào năm 2013 nhưng IBM vẫn là 'tay chơi' sừng sỏ trên thị trường máy chủ toàn cầu với khoảng 7% thị phần, đứng thứ 3 thế giới.

Thực chất, cuộc thoái lui này lại là một bước tiến của hãng để tập trung hơn vào cuộc chiến trong thị trường giành cho máy chủ Mainframe và các phần mềm liên quan,bởi thế mạnh đặc thù của IBM là mảng kinh doanh các máy chủ Mainframe đắt tiền (máy chủ loại cực lớn), đem lại doanh số và lợi nhuận cao.

Mảng kinh doanh Mainframe thành công của IBM là cơ sở cho việc công ty này đã từng nhiều lần dẫn đầu tại thị trường máy chủ thế giới, ít nhất là về doanh thu. Một dẫn chứng tiêu biểu là dòng máy Mainframe 'System z' của IBM chiếm 12% tổng doanh số bán máy chủ toàn thế giới trong quý 4 năm 2012. Với việc cải tiến dây chuyền sản xuất và giới thiệu sản phẩm mới (như zEnterprise), doanh thu từ Mainframe của IBM tăng tới 56% qua từng năm.

Dell

Đứng ở vị trí số 2 trong nhiều năm qua là Dell – tập đoàn máy tính Mỹ từng gây ra cú sốc cho toàn thị trường với thương vụ lịch sử nhằm thâu tóm công ty EMC chuyên về thiết bị lưu trữ. Giá trị của lần M&A này được ước tính lên tới 67 tỷ USD, lớn nhất trong lịch sử ngành công nghệ và giúp Dell trở thành một thế lực khổng lồ.

Kết hợp giữa kinh nghiệm của Dell trong việc bán sản phẩm hay dịch vụ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và năng lực của EMC đối với nhóm doanh nghiệp quy mô lớn, vụ thôn tính thành công đã đưa Dell trở thành một trong những nhà cung cấp sản phẩm công nghệ lớn nhất để có thể bước chân sâu hơn vào khối các khách hàng cỡ bự.

Tính riêng mảng máy chủ, Dell nắm giữ khoảng 17% thị phần trên toàn cầu. Dòng sản phẩm chủ lực của Dell là các máy chủ PowerEdge với nhiều chủng loại như máy chủ phiến (blade), máy chủ tháp (tower) hay máy chủ rack. Máy chủ của Dell luôn được đánh giá là linh hoạt, đa dạng, đáp ứng được mọi nhu cầu lớn nhỏ khác nhau, tương thích tốt nhiều nền tảng và ứng dụng.

HP

Công ty công nghệ của Mỹ là tên tuổi lớn nhất trên thị trường máy chủ thế giới hiện nay với việc liên tục đứng đầu về doanh thu và số lượng máy chủ bán ra, nắm giữ hơn 25% thị phần máy chủ trên toàn cầu theo thống kê của IDC và Gartner. Bắt đầu mảng kinh doanh máy chủ từ những năm 80 của thế kỷ trước, HP nhanh chóng gây ấn tượng với những máy chủ hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, khả năng nâng cấp dễ dàng cùng giá thành hợp lý.

Năm 2001, HP thâu tóm công ty đồng hương Compaq với giá 25 tỷ USD và mở rộng thêm dải sản phẩm máy chủ của hãng bằng dòng ProLiant. Đây cũng hiện là dòng sản phẩm chủ lực của HP, mang lại nhiều thành công cho hãng này.

Thế mạnh của HP là ở mảng máy chủ x86, máy chủ phiến (blade server) và máy chủ Unix. Công ty liên tục đưa ra các dòng sản phẩm mới đáp ứng các nhu cầu đa dạng của thị trường, từ các tổ chức quy mô lớn đến cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Sự linh hoạt trong kinh doanh giúp HP có được nhiều khách hàng trung thành ở quy mô toàn cầu, thông qua các máy chủ sản xuất riêng hoặc sản xuất theo đơn đặt hàng (OEM).

Với việc đẩy mạnh chất lượng dịch vụ và cam kết hỗ trợ khách hàng, HP đã giữ vững được vị thế số 1 trong 'cuộc chơi' không hề đơn giản để giành giật thị phần của 5 nhà sản xuất máy chủ và thiết bị CNTT hàng đầu thế giới hiện nay.

Về cơ bản thì cả 5 hãng máy chủ trên đều có chỗ đứng trong thị trường máy chủ thế giới và ở thị trường máy chủ Việt Nam. Ở Việt Nam, công ty VDO chúng tôi tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ cho thuê máy chủ của các hãng máy chủ nổi tiếng trên, nếu bạn có nhu cầu thuê máy chủ chất lượng, chính hãng với giá rẻ thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ :

Công ty cổ phần VDO

  • VPGD HN: Tầng 18 toà Detech, số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Tel: 024 7305 6666
  • VPGD HCM: Lầu 4, Phòng A502 Tòa Nhà SCREC, 974A Trường Sa, Phường 12, Quận 3, Hồ Chí Minh. - Lô C, Số 974A Trường Sa ( Co.opmart Nhiêu Lộc), Phường 12, Quận 3, Hồ Chí Minh.
  • Tel: 028 7308 6666
  • Hotline: 1900 0366
  • Email: [email protected]
  • Website: https://superworkstation.vn

Comments

( 0 comments )
No comments yet

Your comments

Similar Posts