Samsung và câu chuyện đã được cảnh báo

Samsung mới đây đã công bố việc giảm lợi nhuận đến 60%. Điều này dường như không quá khó để dự đoán khi hãng này có sự phân hóa không thực sự bền vững

Samsung dự báo lợi nhuận quý III năm 2014 rằng họ sẽ không đạt được những kì vọng. Báo cáo chỉ ra lợi nhuận sụt giảm gần 60%. Đối với nhiều người, điều này hoàn toàn có thể dự đoán được. Nếu như con số ước tính này xảy ra đúng dự đoán thì biểu đồ lợi nhuận trong kinh doanh của Samsung sẽ trông như sau:

doanh thu tinh bang won han quoc

Doanh thu tính bằng đồng Won Hàn Quốc (KRW) và Đô la Mỹ (USD)

Điều bất ngờ của sự kiện này là việc quá nhiều người tỏ ra ngạc nhiên khi thấy Samsung gặp khó khăn. Chính Samsung đã biết điều này đã có khả năng xảy ra hai năm trước. Vị giám đốc chiến lược của Samsung và toàn bộ nhân viên của ông hai năm về trước đã có nhiều nhận định về sự tăng trưởng của Samsung. Đây là điều xảy ra khi mà Samsung không có được sự phân hóa bền vững. Bài học có thể rút ra ở đây và các điểm mấu chốt cho dành cho nhà kinh doanh phần cứng, đặc biệt là những hãng sử dụng phần mềm của bên thứ 3 như như Window, Window Phone, Android, …được đúc kết từ câu chuyện đã được cảnh báo trước của Samsung.

Căn nguyên của vấn đề

Cuối cùng, Samsung cũng đã đối mặt với nhiều thử thách do thiếu sự phân hóa bền vững. Samsung có một lượng các yếu tố tạo nên sự khác biệt như quy mô, thời điểm thâm nhập thị trường, ngân sách và chiến lược marketing thành thục. Tuy nhiên, không yếu tố nào trong số đó mang tính bền vững. Bằng cách dùng phần mềm của hãng khác và dựa vào dịch vụ bên ngoài, Samsung vẫn chỉ là một công ty kinh doanh phần cứng. Việc họ chật vật tìm kiếm lợi nhuận từ phần cứng chỉ sẽ làm họ thêm khó khăn khi mà chỉ dựa vào các dịch vụ và phần mềm của các công ty khác.

Đã có một thời gian ngắn trước đó, một chiến lược kinh doanh phần mềm riêng lẻ được áp dụng thành công. Ví dụ như chiến lược dành cho PC và smartphone. Trước khi một danh mục sản phẩm được lấp đầy và trong khi vẫn còn có danh mục đang đi tìm ý tưởng đổi mới, thì vẫn có thể tìm thấy giá trị và lợi nhuận từ phần cứng. Nhưng một khi mà sự sáng tạo bị chậm lại và phần cứng chỉ mới “đủ dùng”, các đối thủ cạnh tranh cũng có thể dùng một phần mềm giống của bạn để phá giá. Điều này đã xảy với Samsung khi mà những công ty như Xiaomi, Huawei của Trung Quốc, và Micromax ở Ấn Độ đang lấn át thị phần của Samsung trên thị trường smartphone.

Tích hợp và tiêu chuẩn module

Những người không nhận thức được vấn đề của Samsung đều thiếu hiểu biết về sự linh hoạt của hệ thống module và tích hợp trong ngành công nghệ. Ở mức độ chuyên sâu hơn, nhiều người bị hạn chế kiến thức về sức mạnh của các hệ thống modude và tích hợp. Trong một hệ sinh thái của module, một doanh nghiệp như Samsung cung cấp phần cứng còn Google cung cấ phần mềm. Apple là một tay chơi kiểu tích hợp. Apple sản xuất cả phần cứng lẫn phần mềm. Công ty này không dựa vào ai khác để chế tạo phần mềm cho sản phẩm của họ và cũng không bán phần mềm của mình cho hãng khác. Và như tất cả chúng ta đều biết “Apple độc quyền kinh doanh iOS”. Đây là chính là chìa khóa. Bởi vì Apple dùng độc quyền iOS nên sản phẩm của họ có được phân hóa. iPhone của Apple nổi bật không chỉ về chất lượng phần cứng mà cả về chất lượng phần mềm. Khi người tiêu dùng nhìn vào một sản phẩm của Samsung, họ có thể nhận thấy hệ điều hành đó có thể được cài đặt ở những thiết bị khác nữa. Vì thế, quyết định mua hàng gần như luôn phản ánh đúng trong giá cả.

sam sung khong con giu vi the cua minh tren thi truong smartphone

Samsung không còn giữ vị thế của mình trong thị trường Smartphone.

Trong hệ sinh thái module, nhiều doanh nghiệp kinh doanh phần cứng cũng dùng chung phần mềm tạo nên một thứ mà gọi là “một bể chứa đơn điệu”. Ngoài một số ít phần cứng có khác nhau thì mọi thứ còn còn lại hầu như đều giống nhau cả. Khi mà mọi thứ bị trùng lặp, thì bạn cũng chỉ có giá trị bằng đối thủ cạnh tranh với mức giá thấp nhất của mình mà thôi.

Các công ty phần cứng, đặc biệt là những công ty theo hệ thống module và dùng phần mềm của hãng ngoài, phải biết rằng nỗ lực để thu lợi nhuận chỉ từ phần cứng không phải là một chiến lược vững bền. PC, tablet, và smartphone là những ví dụ. Điều này giải thích vì sao các nhà bán lẻ PC như Dell, HP và Lenovo tập trung vào việc sử dụng phần cứng như một công cụ trong chiến lược tổng thể lớn hơn của mình. Trong thế giới module, phần cứng là một phương tiện để thúc đẩy lợi nhuận khi mà tất cả những yếu tố khác đã làm điều đó.

Cản trở cơ bản

Theo lý thuyết, thì những gì đang xảy ra là Samsung đang bị cản trở về tầm nhìn cơ bản. Trong những thị trường nhất định, như thị trường người tiêu dùng thuần khiết, thuyết cản trở dễ dự đoán hơn và khá chắc chắn trong môi trường của các module. Apple làm được điều này nhờ vào phương pháp tích hợp khiến họ luôn đứng vững trong thị trường tiêu dùng công nghệ rộng lớn toàn cầu, trong khi Samsung thì đang dần trượt ra khỏi ví trí của mình và buộc phải thay đổi chiến lược để đảm bảo quy mô nền tảng mà hãng đã đặt ra.

Bài học cho các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEMs) chế tạo PC và smartphone là bắt đầu lên kế hoạch cho tương lai nơi mà phần cứng trở thành một phương tiện và bán một gói dịch vụ lớn hơn nữa. Cuộc cạnh tranh từ mọi phía sắp nổ ra và chúng ta có thể kì vọng vào những công ty ưu tiên dịch vụ hơn, như các công ty điện thoại hay thậm chí là các công ty dịch vụ truyền hình. Cuối cùng thì Xiaomi và Amazon, những công ty sở hữu chiến lược ưu tiên dịch vụ và phương tiện phần cứng để kiếm tiền từ dịch vụ có lẽ là tương lai của hình thức kinh doanh OEM trên thị trường của module.

Theo pcworld.com.vn