Logo Logo
Kiến thức máy chủ 15-01-2024

Tham khảo ngay các dòng máy trạm tốt nhất hiện nay

So với máy tính thông thường thì máy trạm được sử dụng để xử lý các tác vụ phức tạp hơn, do đó nó cũng có cấu hình mạnh mẽ hơn. Nếu bạn đang tìm kiếm một dòng máy trạm chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân thì có thể tham khảo các dòng máy trạm sau đây.

Máy trạm là gì?

Máy trạm (workstation) là một loại máy tính có cấu hình và hiệu suất cao, được thiết kế để đáp ứng các nhu cầu xử lý đồ họa và tính toán phức tạp. Máy trạm thường được sử dụng trong các lĩnh vực đòi hỏi độ chính xác cao và khả năng xử lý đồ họa mạnh mẽ, chẳng hạn như thiết kế đồ họa, phát triển trò chơi, kỹ thuật số hóa và xử lý ảnh, hay trong lĩnh vực khoa học, nghiên cứu và kỹ thuật.

Máy trạm thường được xây dựng với mục đích chuyên biệt và hiệu suất ổn định, giúp người dùng xử lý các tác vụ đòi hỏi nhiều tài nguyên tính toán một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Dưới đây là một số đặc điểm phân biệt máy trạm so với máy tính thông thường:

- Hiệu suất và cấu hình cao: Máy trạm thường có cấu hình phần cứng mạnh mẽ, với CPU (Central Processing Unit) nhanh, RAM (Random Access Memory) lớn và card đồ họa mạnh mẽ. Thường được trang bị nhiều CPU và/hoặc GPU (Graphics Processing Unit) để xử lý đồ họa và tính toán đa nhiệm.

Các dòng máy trạm xử lý các tác vụ thiết kế đồ họa rất hiệu quả

- Đồ họa, xử lý 3D: Máy trạm thường được sử dụng cho công việc đòi hỏi đồ họa và xử lý 3D cao cấp, như thiết kế đồ họa, phát triển trò chơi, và làm phim. Có khả năng hỗ trợ nhiều màn hình và độ phân giải cao.

- Hỗ trợ đa nhiệm: Máy trạm được tối ưu hóa để xử lý nhiều nhiệm vụ đồng thời và các ứng dụng nặng. Hỗ trợ nâng cấp phần cứng để đáp ứng các yêu cầu công việc tăng cao.

- Hỗ trợ đồng bộ: Máy trạm thường được tích hợp với các tính năng như kết nối mạng nhanh, hỗ trợ đồng bộ hóa dữ liệu, và hỗ trợ các chuẩn kết nối công nghiệp.

- Chí phí cao: Do có cấu hình cao và khả năng xử lý mạnh mẽ, máy trạm thường có giá cao hơn so với máy tính thông thường.

Máy tính thông thường được thiết kế để sử dụng trong các tác vụ đơn giản hàng ngày như lướt web, xem video, và xử lý văn bản. Chúng có cấu hình phần cứng đủ để đáp ứng nhu cầu thông thường của người dùng cá nhân mà không cần sức mạnh tính toán và đồ họa cao cấp như máy trạm.

Các dòng máy trạm phổ biến hiện nay

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dòng máy trạm, nhưng khi nói đến độ ổn định, thương hiệu và chất lượng thì có một số ông lớn như: Dell Precision, HP Workstation và Lenovo Thinkpad, Gigabyte workstation, Fujitsu

- Dell Precision:

Dòng sản phẩm Dell Precision M series, từ năm 2010 - 2015, tạo nên sức hút lớn trên thị trường máy trạm và luôn trong tình trạng khan hiếm hàng.

Các mẫu máy trạm phổ biến nhận được sự quan tâm lớn như Dell Precision M4600, Dell Precision M4700, Dell Precision M6600, Dell Precision M6700. Các dòng máy trạm này có sự bền bỉ và hiệu suất mạnh mẽ, giúp chúng có khả năng hoạt động ổn định trong khoảng thời gian từ 5 đến 7 năm mà không lo lỗi thời. Với hệ thống tản nhiệt kép, dòng máy trạm Dell Precision thường tỏ ra nổi bật so với các đối thủ, đặc biệt khi phần cứng và cấu hình máy gần như là tương đồng. Tuy nhiên, việc tìm linh kiện thay thế với các dòng máy trạm này là khá khó khăn.

Các dòng máy trạm mang đến mang đến hiệu suất làm việc rất cao

HP Workstation:

Dòng máy trạm HP Workstation là sự đối lập trực tiếp với dòng máy trạm Dell Precision với các mẫu máy như HP Elitebook 8560W, HP Elitebook 8570W và HP Elitebook 8770W.

Các dòng máy trạm này có thiết kế độc đáo, góc cạnh, khiến cho máy trở nên vô cùng chắc chắn. Quy trình lắp ráp của HP Workstation tại các chi tiết cũng rất chặt chẽ. Mặc dù chỉ sử dụng một quạt tản nhiệt, nhưng quạt trên máy trạm HP có kích thước lớn hơn so với máy trạm Dell, từ đó hệ thống tản nhiệt không gây ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý của các linh kiện do nhiệt độ cao.

Về chi phí, so với dòng Dell Precision và Thinkpad thì việc sở hữu một laptop HP Workstation cũng có giá thành thấp hơn đáng kể.

Lenovo Thinkpad:

Dòng máy trạm của Lenovo có nguồn gốc từ thương hiệu IBM, đã được chuyển giao cho Lenovo. Tuy vậy, chất lượng của nó vẫn đáp ứng tiêu chuẩn Mỹ với cấu hình rất cao

Gigabyte workstation

Công ty hàng đầu về máy chủ và máy trạm hiệu suất cao – Gigabyte cũng đã mở rộng các danh mục sản phẩm máy trạm dùng AMD Ryzen™ phục vụ cho nhu cầu làm việc từ xa và xử lý các công việc có mức độ tính toán cao như thiết kế hoặc kỹ thuật 3D, bao gồm W332-Z00, W331-Z00 dành cho Bộ xử lý AMD Ryzen™

Máy trạm và máy chủ của GIGABYTE được thiết kế cho các mục đích đa dạng từ ứng dụng phát triển trí tuệ nhân tạo đến – render, mô phỏng tính toán khoa học cơ bản và các dịch vụ đám mây. Khả năng thiết kế và kỹ thuật xuất sắc của GIGABYTE mang lại hiệu suất cao và sự đơn giản cho sản phẩm.

GIGABYTE có thể cung cấp danh mục các sản phẩm máy trạm và máy chủ đa dạng, được mô-đun hóa cao, có tính linh hoạt cao, đáp ứng ngay lập tức các yêu cầu từ thị trường và nhiều loại khách hàng khác nhau. VDO hiện là nhà phân phối chính thức các sản phẩm máy chủ, máy trạm Gigabyte tại Việt Nam với các dòng W331-Z00, W332-Z00, W291-Z00, W291-Z00. Các dòng máy máy trạm đều có chứng nhận CO/CQ đầy đủ, được bảo hành chính hãng với mức chi phí ưu đãi nhất.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về máy chủ, máy trạm vui lòng liên hệ với VDO theo số hotline 1900 0366 hoặc gửi email đến địa chỉ: [email protected] để được hỗ trợ chi tiết nhất.

 

 

Chia sẻ bài viết

Bình luận

( 0 bình luận )
Không có bình luận nào

Bình luận của bạn

Tin tức liên quan