Logo Logo
Data Security 15-11-2018

Các phương pháp bảo mật cho máy chủ server

Các phương pháp bảo mật máy chủ server là một trong những vấn đề quan trọng mà hầu hết mọi đơn vị doanh nghiệp đều phải quan tâm. Bởi đây là mảnh đất màu mỡ cho các hacker tìm kiếm thông tin giá trị hay gây cản trở vì một vài lý do nào đó, làm máy chủ gặp nhiều hiểm họa như các nội dung không lành mạnh, bị xóa file hay từ chối dịch vụ,.... Thông thường, có rất nhiều phương pháp bảo mật máy chủ server khác nhau, và dưới đây là một số cách bảo mật đơn giản và hiệu quả nhất đã được nhiều đơn vị áp dụng trong những năm gần đây.

[caption id='attachment_17667' align='aligncenter' width='1600']Các phương pháp bảo mật cho máy chủ server Các phương pháp bảo mật cho máy chủ server[/caption]

Máy chủ có phải là một loại máy tính?

Máy chủ được sử dụng khá phổ biến, đặc biệt là các doanh nghiệp trong thời đại hiện nay. Chúng thực chất là một loại máy tính chuyên dụng, được thiết kế đặc biệt hơn hẳn các máy tính thông thường để có thể hoạt động 24/7/365 ổn định với tốc độ xử lý cao. Máy chủ - server thường được đặt tại các phòng chất lượng, có điều kiện bảo quản đặc biệt như nhiệt độ thấp, hệ thống làm mát và nguồn điện ổn định,… để cung cấp dịch vụ cho nhiều máy tính khác trong hệ thống mạng internet hoặc mạng LAN. Trong một hệ thống, máy chủ có thể cung cấp dịch vụ đến hàng triệu máy khách theo các mô hình mạng cụ thể, chẳng hạn như mô hình mạng client server.

Nói một cách đơn giản thì máy chủ chính là máy tính, nhưng chúng được thiết kế vượt trội hơn, lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn hơn nhiều so với máy tính thông thường.

Vai trò của máy chủ

Nhiệm vụ chính của máy chủ là lưu trữ dữ liệu, cung cấp và xử lý dữ liệu rồi chuyển chúng đến các máy trạm trong hệ thống trong thời gian ngắn nhất có thể. Vì vậy, máy chủ luôn trong tình trạng sẵn sàng, đợi client gửi yêu cầu để xử lý, chúng chỉ bị tắt đi khi gặp sự cố cần được bảo trì.

Với doanh nghiệp, máy chủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc lưu trữ thông tin, dữ liệu cũng như quản lý và vận hành phần mềm của doanh nghiệp. Khi thuê server, doanh nghiệp chỉ cần tối ưu phần cứng cho hệ thống, ngoài ra không nhất thiết phải đầu tư nhiều vào các máy trạm cá nhân khác.

Với các đơn vị nhỏ lẻ hay các cá nhân, server cũng đóng vai trò như một bộ phận lưu trữ và vận hành dữ liệu của cả hệ thống.

Lời khuyên về bảo mật dữ liệu cho máy chủ server

Server là nơi lưu trữ toàn bộ thông tin dữ liệu của cá nhân cũng như các doanh nghiệp. Đó cũng là mục tiêu các hacker luôn hướng đến. Vì vậy, việc bảo mật dữ liệu cho máy chủ server là việc làm thường xuyên và cần thiết. Một số phương pháp bảo mật dữ liệu chuyên nghiệp như:

Bảo mật server bằng SSH Key

SSH key là một cách đăng nhập vào máy chủ bằng hình thức thay thế mật khẩu thông thường. Vì sao cách này lại được VDO đề cập đến bạn đầu tiên? Bởi khi đăng nhập vào máy chủ bằng mật khẩu, sẽ có 2 rủi ro lớn xảy ra với người dùng:

Thứ nhất: Hacker có thể sử dụng các phần mềm chuyên dụng để rò tìm mật khẩu nhanh chóng.

Thứ 2: Khi mất mật khẩu vào máy chủ, đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất tất cả.

Hiểu được tầm quan trọng của mật khẩu trong quá trình bảo mật dữ liệu, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng SSH key như một giải pháp thay thế mật khẩu, để đảm bảo tính an toàn bảo mật cho máy chủ.

[caption id='attachment_17668' align='aligncenter' width='927']Bảo mật server bằng SSK Key Bảo mật server bằng SSH Key[/caption]

Nguyên lý hoạt động của SSH Key: SSH Key là một cặp song song bao gồm cả bộ khóa cá nhân và khóa công khai.

+ Khóa cá nhân là khóa được tạo ra trước khi xác thực, đây là khóa bị mật và được giữ an toàn cho người dùng.

+ Khóa công khai là khóa được chia sẻ với tất cả mọi người.

Khi kết nối, máy chủ sẽ thực hiện các chức năng bảo mật dữ liệu bằng cách người truy cập phải chứng minh mình có mã khóa cá nhân liên quan. Nếu đúng, máy chủ sẽ cho phép người dùng kết nối mà không cần đến mật khẩu.

Quý trình thiết lập mã khóa SSH key rất dơn giản và được các đơn vị thuê server giá rẻ khuyên dùng.

Bảo mật dữ liệu bằng tường lửa

Tường lửa được dùng để kiểm soát các dịch vụ tiếp cận với mạng. Chúng có vai trò tương đương một công cụ kiểm tra khả năng kết nói vả bảo mật giữa mạng máy tính đáng tin cậy và không đáng tin cậy. Vì chúng có khả năng ngăn chặn hoặc hạn chế quyền truy cập vào toàn bộ các port.

[caption id='attachment_17670' align='aligncenter' width='925']Bảo mật dữ liệu bằng tường lửa Bảo mật dữ liệu bằng tường lửa[/caption]

Đó cũng là lý do vì sao tường lửa được xem như một thành phần thiết yếu của mọi máy chủ. Ngay cả khi ban  thực hiện các tính năng bảo mật, tường lửa cũng làm nhiệm vụ bảo mật bổ sung. Và việc thiết lập tường lửa cũng khá dễ dàng, bạn không phải mất nhiều thời gian cho việc thiết lập này.

Bảo mật dữ liệu cho máy chủ server bằng PKI, giao thức SSL/TLS và VPN

+ PKI là khóa công khai – một cơ chế do bên thứ 3 cung cấp đến người dùng với mục đích xác định chính xác các bên đã tham gia vào quá trình thay đổi thông tin.

+ SSL/TLS – là giao thức bằng mật mã, bảo mật dữ liệu trong quá trình truyền tải trên mạng internet.

+ VPN – là hệ thống mạng riêng ảo có sẵn cho các máy chủ hoặc người dùng nhất định. Đây là một cách để tạo kết nối an toàn giữa các máy tính từ xa với máy tính để bàn. Và chúng được kết nối như một mạng local riêng.

[caption id='attachment_17672' align='aligncenter' width='828']Bảo mật dữ liệu cho máy chủ server bằng KPI, giao thức SSL/TLS và VPN Bảo mật dữ liệu cho máy chủ server bằng KPI, giao thức SSL/TLS và VPN[/caption]

Ngoài 3 phương pháp trên, bạn cũng nên:

  • Đặt máy chủ vào vùng an toàn – vùng mạng trung lập giữa mạng internet và mạng nội bộ.
  • Làm sạch máy chủ duyệt web: Xóa toàn bộ dữ liệu không cần thiết giúp bạn loại bỏ nguy cơ bị tấn công nếu chẳng may máy chủ đó không có cơ chế bảo mật tốt.
  • Không cho phép người dùng quản trị hệ thống máy chủ từ xa, trừ khi chúng được đăng nhập dưới dạng mật khẩu chỉ sử dụng 1 lần hoặc với những kết nối đã được mã hóa, như bảo mật Sell. Và đặc biệt, không sử dụng chức năng này khi chúng đòi hỏi một Username và password cho việc truy cập từ bất kỳ site nào không được chứng thực.
  • Giới hạn số kết nối có trong hệ thống bảo mật cũng như các hệ thống bên trong mạng Internet.
  • Giới hạn số người quản trị mức cao nhất trong hệ thống.
  • Cài đặt các bẫy macro để xem các tấn công vào máy chủ.
  • Xóa toàn bộ file không cần thiết ra khỏi thư mục có chứa đường dẫn :/cgi-bin
  • Cập nhật các bản vá lỗi mới nhất theo định kì về mức độ an toàn và khả năng bảo mật từ nhà cung cấp.

Server – máy chủ đóng vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động của các doanh nghiệp. Vì vậy, chúng cần được bảo mật an toàn bằng các phương pháp phòng chống từ ngay bây giờ, để hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra trên server của bạn.

Đến đây, VDO đã gửi đến bạn những thông tin hữu ích về các phương pháp bảo mật cho máy chủ server một cách an toàn và hiệu quả nhất. Chúng tôi luôn đồng hành cùng bạn trong quá trình sử dụng máy chủ. Nếu bạn có thắc mắc về máy chủ cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với VDO theo đầu số 1900 0366. Cùng theo dõi trong những bài viết tiếp theo để cập nhật thêm nội dung chi tiết!

Các tìm kiếm liên quan: Cách bảo mật hệ thống máy chủ server - Bảo mật cho máy chủ - Bảo mật cho server - Giải pháp bảo mật máy chủ

Comments

( 0 comments )
No comments yet

Your comments

Similar Posts